Reverse Logistics (Logistics ngược) trong chuỗi cung ứng
24/01/2024

Sự phát triển không ngừng của thương mại điện tử trên toàn cầu đã làm gia tăng số lượng hàng hóa được hoàn lại và cần phải đổi trả, liền theo đó nhu cầu về dịch vụ logistics ngược (reverse logistics) đang trở thành xu hướng phổ biến và được quan tâm. Vậy logistics ngược là gì? Vai trò của nó trong chuỗi cung ứng như thế nào? trong nội dung bài viết này hãy cùng CETA tìm hiểu và làm rõ.

Logistics ngược là gì?

Logistics ngược (trong tiếng anh còn gọi là  Reverse Logistics) có nghĩa là đưa hàng hóa quay ngược lại trong chuỗi cung ứng.  Hàng hóa trong Logistics ngược có thể là hàng trả về, hàng dư, hàng hư hỏng hay là nguyên liệu tái chế …

Quy trình Reverse Logistics bao gồm 4 bước: 

  • Bước 1 – “Tập hợp”: các hoạt động thu hồi các sản phẩm không bán được, sản phẩm không còn nguyên vẹn, bao bì và vận chuyển về địa điểm thu hồi.
  • Bước 2 – “Kiểm tra”: tại điểm thu hồi sẽ thực hiện các bước kiểm tra chất lượng sản phẩm/hàng hóa, tiến hành chọn lọc và phân loại. Đây là bước quan trọng nên cần làm kĩ lưỡng để khôngảnh hưởng đến những bước tiếp theo.
  • Bước 3 – “Xử lý”: sau khi thu hồi ngược lại thì doanh nghiệp có những cách xử lý như sau:
    • Tái sử dụng trực tiếp hoặc bán lại
    • Phục hồi lại sản phẩm như: sửa chữa sản phẩm bị lỗi, sản xuất lại, tháo để lấy phụ tùng,…
    • Xử lý rác thải bằng việc thiêu đốt hoặc làm sao cho giảm thiểu được tác động đến môi trường
  • Bước 4 – “Phân phối lại”: lúc này các hoạt động Logistics sẽ diễn ra như bình thường như là hoạt động lưu trữ, vận chuyển và bán hàng.

Tính chất quan trọng của Reverse Logistics (Logistics ngược) trong chuỗi cung ứng

hiện nay, nhu cầu về chất vụ logistics ngược đang tăng vọt toàn cầu do nhà sản xuất nhận thức rõ hơn về cần phải giảm thiểu tác động tiêu cực đối với môi trường, đồng thời đảm bảo sự hài lòng của khách hàng. Logistics ngược đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng của nhiều ngành công nghiệp, bao gồm ô tô, điện tử, dược phẩm và nhiều ngành khác.

Các dịch vụ logistics ngược đã được phát triển mạnh mẽ và ngày càng mở rộng ở nhiều quốc gia trên toàn cầu để tận dụng giá trị từ các sản phẩm bị trả lại và hỏng. Các hoạt động logistics ngược bao gồm lưu trữ hàng hóa, bán lại, quản lý tái chế, quản lý hàng trả lại, quản lý đổi trả, và tuân thủ các quy định bảo vệ môi trường.

Một số vai trò quan trọng của Logistics ngược:

  • Góp phần quan trọng giúp nâng cao trình độ dịch vụ khách hàng: Chính sách đổi trả khi phát triển sản phẩm kém chất lượng, thỏa mãn nhu cầu sử dụng của khách hàng giúp khách hàng yên tâm và hài lòng kể cả khi “không may” mua phải sản phẩm lỗi”. Đây là một lợi thế nâng cao giá trị và lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa.
  • Tiết kiệm chi phí cho DN: Khi phải thu hồi hàng hóa trong kênh logistics ngược, các chi phí liên quan đến vận chuyển, dự trữ, phục hồi, sửa chữa… hàng hóa thu hồi sẽ tăng lên. Theo ước tính chi phí dành cho các hoạt động logistics ngược trung bình chiếm khoảng 3% đến 15% tổng chi phí của DN.

Tuy nhiên, xem xét tổng hợp bài toán kinh tế tổng hợp, nếu tổ chức và triển khai tốt dòng logistics ngược thì DN sẽ tiết kiệm được đáng kể các khoản chi phí khác, như: tiết kiệm được chi phí nguyên vật liệu do được tái sinh, giảm chi phí bao bì do tái sử dụng bao bì nhiều lần, thu hồi được giá trị còn lại của những sản phẩm đã loại bỏ, bán lại sản phẩm (dù có thể mức giá không bằng giá của sản phẩm mới) để tăng doanh thu…

  • Giúp bảo vệ môi trường: Khi nhà sản xuất thu hồi được các sản phẩm lỗi sẽ có thể chủ động đưa ra được các giải pháp tái chế, xử lý hợp lý và tiêu hủy để giảm thiểu tối đa lượng rác thải đẩy ra môi trường.

Xu hướng phát triển của Reverse Logistics trên thế giới

Logistics ngược toàn cầu được phân loại theo 3 tiêu chí, cụ thể là:

  • Thu hồi sản phẩm do lỗi kỹ thuật, không đảm bảo chất lượng, hết hạn sử dụng, bảo hành sản phẩm, đổi trả hàng….
  • Phân loại theo người dùng: được phân chia thành các lĩnh vực như thương mại điện tử, ô tô, dược phẩm, điện tử tiêu dùng, bán lẻ, hàng xa xỉ và đóng gói có thể tái sử dụng
  • Phan loại theo dịch vụ: được phân loại thành vận chuyển, kho bãi, tái bán, quản lý thay thế, quản lý hoàn trả và ủy quyền, cùng với các dịch vụ khác.

Dự kiến trong tương lai, ngành logistics ngược toàn cầu sẽ mở rộng do sự gia tăng và việc phát triển các công nghệ tự động hóa. Logistics ngược cũng ngày càng được quan tâm và nhận được nhiều hơn sự  hỗ trợ từ việc Các chính phủ đã bắt đầu có nguồn tài trợ lớn hơn cho việc thiết lập cơ sở hạ tầng giao thông vận tải. Ví dụ, chính phủ Brazil đã thông báo kế hoạch đầu tư 50 tỷ đô la Mỹ cho các sân bay, cảng biển, đường cao tốc và đường sắt vào tháng 5 năm 2021. Việc cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông vận tải sẽ khiến cho việc hoạt động của các công ty logistics ngược trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn. Sự tăng trưởng của doanh số bán lẻ, sự tăng lên về việc ra mắt các sản phẩm điện tử đổi mới, và các quy định chặt chẽ của chính phủ đối với việc bán hàng hóa nguy hiểm cho người tiêu dùng đều đã góp phần tạo ra sự gia tăng về đầu tư vào dịch vụ logistics ngược trên toàn thế giới.  

 

Cùng CETA theo dõi thêm những xu hướng mới của Logistics toàn cầu tại https://ceta.vn/dung-thu-mien-phi/

 

0869697502
Translate »