TVC – CETA THIẾT LẬP QUAN HỆ HỢP TÁC CHIẾN LƯỢC: TĂNG TỐC CHUYỂN ĐỔI SỐ CHO VẬN CHUYỂN XUYÊN BIÊN GIỚI

Trong bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu đang chịu tác động mạnh mẽ bởi các yếu tố địa chính trị, biến động giá cước và sự gián đoạn vận tải biển, đường bộ nổi lên như một giải pháp thay thế quan trọng, đặc biệt trong phạm vi khu vực Đông Nam Á – nơi các quốc gia có vị trí địa lý gần, kết nối hạ tầng đang dần hoàn thiện và nhu cầu thương mại song phương ngày càng gia tăng.

Tuyến vận chuyển xuyên biên giới bằng đường bộ không chỉ phù hợp với hàng hóa có khối lượng vừa phải, thời gian yêu cầu giao hàng ngắn, mà còn là lựa chọn tối ưu cho doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khu vực – những đơn vị cần sự linh hoạt, chi phí hợp lý và không thể đầu tư vận hành logistics riêng. Trong bối cảnh đó, nhu cầu về một giải pháp logistics đường bộ xuyên biên giới – vừa nhanh, vừa minh bạch, vừa dễ sử dụng – đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Nhận thấy cơ hội và nhu cầu chung từ thị trường, CETA  và TVC Transport đã ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược, hướng tới việc xây dựng một chuỗi cung ứng đường bộ xuyên biên giới hiện đại, kết hợp giữa năng lực vận hành thực địa và nền tảng công nghệ toàn diện.

Việc hợp tác giữa hai doanh nghiệp không chỉ đơn thuần là một liên kết thương mại ngắn hạn, mà là chiến lược lâu dài nhằm định hình lại cách hàng hóa được vận hành qua biên giới, giảm phụ thuộc vào tuyến đường biển truyền thống, đồng thời tăng tốc và minh bạch hóa quá trình giao nhận liên quốc gia.

TVC – đơn vị dẫn đầu tuyến logistics đường bộ liên kết ASEAN – Trung Quốc

TVC Transport được thành lập năm 2016, là một trong số ít doanh nghiệp vận tải Việt Nam dẫn đầu dịch vụ xuyên biên giới bằng đường bộ với quy mô đáng kể. Khác với phần lớn đơn vị logistics nội địa chỉ tập trung tuyến trong nước hoặc tuyến “quá cảnh nhờ”, TVC trực tiếp vận hành đội xe đầu kéo, xe tải liên vận, có năng lực xử lý các tuyến dài xuyên ba nước chỉ trong một hành trình liên tục.

Hiện tại, TVC đang khai thác hiệu quả các tuyến vận chuyển chủ lực nối Trung Quốc  với các nước trong khu vực ĐNA: Lào – Thái – Myanma, Campuchia… qua các cửa khẩu từ Việt Nam Việt Nam. Mỗi tháng, doanh nghiệp thực hiện hàng ngàn chuyến hàng xuyên biên giới.Các cửa khẩu trọng điểm mà tuyến vận chuyển của TVC đang đi qua bao gồm Hữu Nghị (Lạng Sơn), Tân Thanh (Lạng Sơn) Mộc Bài (Tây Ninh), Cầu Treo (Hà Tĩnh), Cha Lo (Quảng Bình) và Lao Bảo (Quảng Trị), Savanakhet, Viêng thông, Thakhet …  – những điểm kết nối chiến lược giữa Việt Nam và các nước láng giềng trong khối ASEAN –  đến các khu công nghiệp trọng điểm trong nước

Một trong những thế mạnh lớn nhất của TVC chính là năng lực vận tải lớn mạnh. Đội ngũ nhân sự tại các đầu mối cửa khẩu có kinh nghiệm thực tiễn cao, nắm rõ quy trình, pháp lý từng quốc gia, giúp doanh nghiệp giảm thiểu tối đa thời gian thông quan – vốn là nút thắt nghiêm trọng nhất trong logistics đường bộ quốc tế. Ngoài ra, toàn bộ đội xe của TVC được trang bị hệ thống giám sát GPS, camera hành trình và khóa điện tử đạt chuẩn GMS, tạo nền tảng để kết nối với các hệ thống theo dõi đơn hàng hiện đại.

CETA – nền tảng TMS cho chuỗi cung ứng đường bộ minh bạch và tối ưu

CETA là nền tảng TMS chuyên biệt, giúp doanh nghiệp vận tải và chủ hàng kiểm soát toàn trình vận hành một cách minh bạch và theo thời gian thực. Từ điều phối, theo dõi hành trình, xử lý đa chặng đến đối soát chi phí và phân tích hiệu suất, toàn bộ quy trình được quản lý tập trung trên một hệ thống duy nhất.

Khi hợp tác với TVC, CETA đã bổ sung thêm nhiều tính năng chuyên biệt cho vận tải xuyên biên giới, bao gồm theo dõi trạng thái thông quan, xử lý chứng từ liên vận, quản lý chi phí hải quan – cửa khẩu và phân tích hiệu suất theo từng phân đoạn quốc tế. Hệ thống cho phép ghi nhận, theo dõi và đối soát các loại chi phí như phí thông quan, phí bãi, phí kiểm hóa… giúp doanh nghiệp kiểm soát chi phí vận hành chi tiết đến từng chặng và từng điểm giao nhận.

Nền tảng được thiết kế với kiến trúc mở, dễ dàng tích hợp với thiết bị GPS, ERP, phần mềm khai báo hải quan điện tử và các hệ thống quản trị khác. CETA đặc biệt phù hợp với các doanh nghiệp vận hành trên các hành lang Đông Dương và Trung Quốc, nơi yêu cầu dữ liệu vận hành xuyên biên giới phải minh bạch, chính xác và có khả năng xử lý theo thời gian thực.

Trong lần hợp tác này, CETA đóng vai trò là giải pháp số cho toàn bộ chuỗi vận hành của TVC. Dữ liệu từ đội xe được đồng bộ real-time lên hệ thống, giúp chủ hàng theo dõi hành trình, trạng thái xe, điểm thông quan và dự kiến thời gian giao hàng – tất cả gói gọn trong một dashboard duy nhất, không cần trao đổi thủ công qua điện thoại hay email.

Hai bên định hướng tiến tới xây dựng giải pháp kết nối API để xây dựng hệ thống cảnh báo sớm, tự động ghi nhận các sự kiện bất thường như chậm tiến độ, kẹt tại biên giới hoặc thay đổi lộ trình. Đây không chỉ là công cụ giám sát, mà còn là nền tảng giúp nâng cao khả năng phản ứng vận hành, tối ưu hóa hiệu suất và giảm rủi ro trong các tuyến vận tải liên quốc gia.

Triển vọng mở rộng và tầm nhìn dài hạn Không dừng lại ở việc hợp tác song phương,

CETA và TVC cùng đặt mục tiêu phát triển một mạng lưới dịch vụ logistics xuyên biên giới mở, có khả năng phục vụ nhiều mô hình kinh doanh khác nhau. Trong tương lai, hệ thống sẽ mở rộng thêm các tính năng như đặt chỗ xe tải (slot management), quản trị năng lực đầu xe theo khu vực, hỗ trợ khai báo hải quan điện tử, thậm chí là tối ưu tuyến giao hàng bằng AI theo mùa vụ và nhu cầu thực tế.

Hai doanh nghiệp cũng đang lên kế hoạch thử nghiệm dịch vụ giao hàng xuyên biên giới cho thương mại điện tử, với thời gian giao hàng chỉ từ 2 đến 4 ngày, phục vụ nhu cầu giao hàng nhỏ lẻ từ Việt Nam sang Thái Lan hoặc Lào. Đây là phân khúc thị trường đang tăng trưởng nhanh, nhưng thiếu hạ tầng vận hành và quản lý phù hợp. Nếu triển khai thành công, mô hình này có thể thay thế một phần các dịch vụ chuyển phát quốc tế truyền thống vốn đắt đỏ và chậm trễ.

Về mặt dài hạn, hợp tác CETA – TVC có thể trở thành nền tảng tích hợp cho toàn bộ hành lang logistics Đông Dương, từ đó mở rộng ra các hành lang Á – Âu thông qua kết nối đường sắt hoặc trung chuyển qua Trung Quốc. Cùng với xu hướng hội nhập logistics khu vực ASEAN, sự chuẩn hóa về dữ liệu, chứng từ, theo dõi hành trình và năng lực khai báo hải quan tự động sẽ là những yếu tố quyết định thành công.

Kết luận

Sự hợp tác giữa CETA và TVC không chỉ là sự bổ sung giữa vận hành thực địa và nền tảng công nghệ, mà còn mở ra một cách tiếp cận mới cho logistics xuyên biên giới – nơi minh bạch, kết nối dữ liệu và khả năng thích ứng linh hoạt trở thành tiêu chuẩn vận hành tất yếu trong kỷ nguyên biến động.

Trong giai đoạn mà chuỗi cung ứng toàn cầu đang cần được tái thiết với tốc độ cao và chi phí hợp lý, sựu kết hợp của CETA – TVC không chỉ là sự hợp tác, mà là một hướng đi. Và quan trọng hơn cả, đó là một cam kết dài hạn nhằm xây dựng nền tảng logistics khu vực hiệu quả.

Đọc thêm
0869697502
Translate »