TRUNG TÂM PHÂN PHỐI LÀ GÌ? SỰ KHÁC BIỆT CỦA TRUNG TÂM PHÂN PHỐI VÀ KHO HÀNG
22/02/2024

Trung tâm phân phối và kho hàng đều đóng vai trò quan trọng trong LOGISTICS, tuy nhiên chúng có các chức năng và đặc điểm riêng biệt. Rất nhiều người đã nhầm lẫn rằng chúng là một, nhưng thực tế không phải như vậy. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về khái niệm trung tâm phân phối là gì và điểm khác biệt giữa trung tâm phân phố và kho hàng như thế nào?

I. Trung Tâm Phân Phối Là Gì ?

Trung tâm phân phối (DC) về cơ bản nó cũng là một kho hàng, nhưng ngoài chức năng lưu trữ hàng hóa trung tâm phân phối chú trọng vào dòng chảy của hàng hóa.Tại đây trang bị thêm các dịch vụ và cách tổ chức thực hiện nhằm đảm bảo đơn hàng được hoàn thiện và tối ưu chi phí và thời gian vận chuyển hàng hóa tới tay khách hàng cuối cùng.

II. Ưu Điểm Và Nhược Điểm Của Trung Tâm Phân Phối

1. Ưu điểm của trung tâm phân phối

  •  Số lượng sản phẩm cung cấp lớn
  •  Không gian lớn đủ lưu trữ hàng tồn kho
  •  Bảo quản hàng hóa lâu dài với chi phí cạnh tranh
  •  Định vị nhiều khoảng không quảng cáo hơn gần với thị trường mục tiêu của mình
  •  Phù hợp với các sản phẩm yêu cầu không cần hoàn thiện chi tiết hay đóng gói riêng lẻ

2. Nhược điểm của trung tâm phân phối là gì

  •  Thường gửi hàng với số lượng lớn nên đơn hàng ít sẽ không thường xuyên
  •  Hàng hóa giao trực tiếp bằng pallet do đó không đóng gói tại DC
  •  Tiếp xúc trực tiếp với khách hàng kém hơn

III. Vai Trò, Chức Năng Của Trung Tâm Phân Phối

1. Vai trò của trung tâm phân phối

  • Là nơi cất trữ bảo quản hàng tồn kho
  •  Dự trữ do sản xuất nhiều (tận dụng hiệu quả kinh tế nhờ quy mô, giảm thời gian chuẩn bị sản xuất và thay đổi công suất)
  •  Dự trữ để đáp ứng liên tục nhu cầu của khách hàng
  •  Dự trữ để đáp ứng nhu cầu mùa vụ
  •  Dự trữ để đảm bảo mức dịch vụ khách hàng
  •  Dự trữ để giảm chi phí vận tải và chi phí xếp dỡ (hiệu quả kinh tế nhờ quy mô)
  •  Là nơi để gom và tách đơn hàng
  •  Đảm bảo mức dịch vụ khách hàng với chi phí logistics tối thiểu

2. Chức năng của trung tâm phân phối

*Lưu kho bãi

  •  Đây là một chức năng truyền thống
  •  Tuy nhiên, các DC thường được thiết kế để tối thiểu hóa và thậm chí loại trừ dữ trữ lưu kho,thiết kế chú trọng tới hiệu quả lưu chuyển dòng hàng hóa hơn là lưu kho dự trữ

*Xếp dỡ hàng

Thường được trang bị các thiết bị làm hàng hiện đại phục vụ cho hoạt động xếp dỡ hàng hóa, với mục tiêu cơ bản là:

  •  Tối ưu hóa năng lực chứa hàng của kho và bến bãi
  •  Tối thiểu hóa không gian dùng để chứa hàng
  •  Giảm số lần thao tác làm hàng
  •  Đảm bảo điều kiện làm việc an toàn và hiệu quả
  •  Tối thiểu hóa lao động thủ công
  •  Tăng hiệu quả dòng luân chuyển hàng hóa
  •  Giảm chi phí

*Gom hàng

  •  Các lô hàng nhỏ được gom thành các lô hàng lớn phục vụ cho việc vận chuyển nhằm hỗ trợ việc chọn lọ , sắp xếp hàng hóa
  •  Việc gom hàng có ưu điểm là tiết kiệm chi phí vận tải

*Chia nhỏ lô hàng

  •  Là hoạt động chia nhỏ lô hàng lớn thành các lô hàng nhỏ hơn. Đây là dịch vụ hỗ trợ như lựa chọn và sắp xếp hàng hóa theo đơn hàng để giao
  •  Hàng hóa được vận chuyển đến DC từ nhiều nhà cung cấp khác nhau, sau đó được kết hợp lại để vận chuyển cho các khách hàng khác nhau. Phối hợp phân chia gắn liền với hoạt động phân loại, phân chia hay trộn lẫn
  •  Trung tâm phân phối không chỉ đóng vai trò là điểm lưu kho hàng mà còn là điểm chuyển giao hàng

*Cung cấp các dịch vụ giá trị logistics gia tăng

  •  Hoạt động low-end VAL (Value Added Logistics): Thông thường tạo ra giá trị gia tăng không cao cho hàng hóa như: dán nhãn, đóng dấu xuất xứ hay khách hàng đặc biệt, thêm các tác phụ hay linh phụ kiện, sắp xếp hàng hóa hay chia nhỏ lô hàng…
  •  Hoạt động high-end VAL: Thông thường tạo ra giá trị gia tăng cao cho hàng hóa như: trôn hàng hạt hay pha loãng hàng, hun khử trùng, lắp ráp khâu cuối, hướng dẫn/ đào tạo, sửa chữa …
  •  Hoạt động hỗ trợ (back office): Bao gồm quản lí luồng luân chuyển hàng hóa và thông tin, bảo hiểm, thông quan … Các hoạt động này còn gọi là hoạt động giá trị gia tăng dịch vụ ( VAS – Value Added Services)
  •  Các dịch vụ giá trị gia tăng cho trang thiết bị (VAF): bao gồm các dịch vụ như duy tu bảo trì thiết bị, cho thuê thiết bị hay làm sạch thiết bị

*Chuyển tải và giao hàng

  • Trung tâm phân phối cung cấp dịch vụ chuyển giao hàng từ phương thức vận tải này sang phương thức vận tải khác và giao hàng
  •  Dịch vụ này mang lại hiệu quả cao cho nhà vận tải, nhà phân phối, nâng cao hiệu quả hoạt động lưu kho phân phối hàng tồn kho, hàng dự trữ với mức chi phí tối thiểu cho đến thời điểm mang lại hiệu quả cao nhất cho khách hàng

IV. Lợi Ích Của Trung Tâm Phân Phối

Trung tâm phân phối (DC) được coi là một mắt xích quan trọng không thể thiếu trong chuỗi cung ứng.Nhờ có hệ thống DC mà chuỗi cung ứng hàng hóa được hoàn thiện hơn, gia tăng nhiều giá trị, sản phẩm đến tay người tiêu dùng vẫn đảm bảo mà thời gian nhanh chóng, chi phí cũng được tiết kiệm hơn.

Chính vì thế hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư nâng cấp trung tâm phân phối của mình, tập trung trang bị nhiều thiết bị hiện đại để phục vụ hoạt động kinh doanh tốt hơn, nâng cao mức dịch vụ khách hàng cũng như lợi nhuận cho doanh nghiệp

V. Phân Biệt Nhà Kho Và Trung Tâm Phân Phối

  1. Kho hàng (Warehouse)

  • Mục đích chính của kho hàng là để lưu trữ hàng hóa và sản phẩm trong một thời gian dài cho đến khi chúng được cần đến để bán và thường được lưu trữ với số lượng lớn.
  • Nhà kho thường được đặt gần các nhà máy sản xuất, hoạt động theo nguyên tắc “sản xuất để để trữ hàng”, nơi mà hàng hóa được lưu trữ để đáp ứng nhu cầu trong tương lai.
  • Nhà kho chủ yếu liên quan đến việc nhận, lưu trữ và sắp xếp hàng hóa. Bao gồm các hoạt động như kiểm tra, kiểm soát chất lượng, theo dõi kho hàng và lựa chọn đơn đặt hàng.
  • Nhà kho sử dụng công nghệ và hệ thống tự động hóa như quét mã vạch, RFID, phần mềm quản lý kho.

2. Trung tâm phân phối

  • Lưu trữ hàng hóa kết hợp phân phối hàng hóa tới tay người tiêu dùng
  • Trung tâm phân phối thường được đặt gần các thị trường hoặc trung tâm vận tải để tăng tốc quá trình giao nhận và giảm thiểu chi phí vận chuyển, hoạt động theo nguyên tắc “sản xuất theo đơn hàng” nơi mà hàng hóa được nhận, xử lý và vận chuyển nhanh chóng.
  • Trung tâm phân phối hoạt động trong quá trình xử lý đơn hàng, sắp xếp, đóng gói, và điều phối vận chuyển đi. Chúng được thiết kế để xử lý số lượng lớn đơn hàng và phân phối hàng hóa cho khác hàng cuối cùng.
  • Trung tâm phân phối phụ thuộc mạnh mẽ vào công nghệ vận tải tiên tiến, hệ thống sắp xếp tự động, băng tải để xử lý việc xử lý đơn hàng tốc độ cao.

VI. Các Trung Tâm Phân Phối Ở Việt Nam

Hiện nay đa số các trung tâm phân phối đều được phát triển, nâng cấp bởi các doanh nghiệp logistics, các sản TMĐT, hệ thống các siêu thị…

Dưới đây là một số trung tâm phân phối phổ biến ở Việt Nam:

  •  Gemadept Logistics,
  •  VIMC Logistics,
  •  TBS Logistics,
  •  Transimex

Ngoài ra còn có các công ty lớn khác cũng có trung tâm phân phối : công ty dược, phân phối sữa hàng xách tay, mỹ phẩm …

Qua bài viết trên chúng ta đã cùng nhau giải đáp được Trung tâm phân phối là gì? Phân biệt sự khác nhau giữa trung tâm phân phối với kho hàng và Một số trung tâm phân phối tại Việt Nam. Hy vọng với những thông tin CETA chia sẻ giúp bạn hiểu rõ hơn về trung tâm phân phối.

Tìm hiểu thêm: https://ceta.vn/incoterms-va-nhung-dieu-can-biet/

 

0869697502
Translate »