Trong chiến lược phát triển bền vững và quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh hơn, một trong những yếu tố quan trọng là xây dựng chuỗi cung ứng xanh. Với các doanh nghiệp, việc “xanh hóa” chuỗi cung ứng được xem như một phần trong chiến lược đầu tư xanh, giúp doanh nghiệp sử dụng hiệu quả nguồn lực sinh thái tự nhiên, thân thiện với môi trường, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh.
Thực trạng tác động đến môi trường của ngành Logistics
Chi phí vận tải đang dành tỉ trọng lớn trong tổng chi phí của ngành logistics, chiếm 50%-60%. Trung bình mỗi năm hoạt động vận tải phát thải ra môi trường khoảng 30 triệu tấn CO2. Nguyên nhân chủ yếu đến từ việc phát thải carbon ra môi trường và sử dụng các nhiên liệu hóa thạch trong quá trình sản xuất, vận chuyển.
-Đường bộ: Nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ ở nước ta rất lớn: vận chuyển nguyên vật liệu từ nhà cung cấp đến các doanh nghiệp FDI, vận chuyển hàng từ kho ra cảng và ngược lại,…gây khó khăn cho việc giảm thiểu lượng phát thải carbon ra môi trường. Các doanh nghiệp vẫn còn hạn chế về nguồn lực trong việc triển khai dự án vận tải xanh bằng cách thay thế phương tiện vận tải sử dụng nhiên liệu hoá thạch sang phương tiện sử dụng nhiên liệu có khả năng tái tạo.
-Đường sắt: Vận tải đường sắt Việt Nam chưa được đầu tư tương xứng với tiềm năng khai thác. Vẫn còn tồn tại những toa xe hàng cũ, lạc hậu, thiếu nhiều toa xe cho hàng container. Bên cạnh đó, vận tải đường sắt cũng xả ra môi trường một lượng khí thải độc hại, ô nhiễm tiếng ồn, vẫn có hiện tượng rác thải được xả trực tiếp xuống dọc đường ray gây ảnh hưởng đến người dân sống xung quanh khu vực đó. Với những hạn chế về phương tiện và các ảnh hưởng liên quan, hệ thống đường sắt nước nhà phải nỗ lực hơn nữa để đáp ứng được nhu cầu hàng hóa ngày một lớn như hiện nay.
-Đường hàng không: Khí thải từ máy bay làm ô nhiễm khu vực nhạy cảm nhất của khí quyển, chiếm 5% trong tổng lượng phát thải CO2 của tất cả các phương tiện xả ra môi trường. Khói phát ra từ máy bay cũng là nguyên nhân làm cho trái đất ấm dần lên.
-Đường thủy: Vận tải đường thủy là phương thức vận tải được sử dụng chủ yếu khi xuất khẩu hàng hóa qua nước ngoài. Tuy nhiên, do chưa được đầu tư nên các phương tiện đường thủy vẫn còn lạc hậu và chưa có hệ thống xử lý khí thải. Thành phố Hồ Chí Minh là nơi tập trung nhiều cảng nên mỗi năm nơi đây thải ra một lượng rất lớn khí CO2.
Chất thải nhựa là một trong những chất thải được xả ra môi trường rất thường xuyên trong quá trình sản xuất và đời sống hằng ngày. Các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh mỗi ngày thải ra môi trường khoảng 80 tấn rác thải nhựa, đa số những rác thải nhựa này không được tái chế, ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sống.
Hiện nay, các doanh nghiệp vẫn sử dụng cách truyền thống để lưu trữ thông tin, đó là lưu trữ bằng hồ sơ giấy. Hồ sơ giấy bao gồm các loại hóa đơn, hợp đồng,…sẽ được lưu trữ trong thời gian vài năm.
Logistics xanh là xu hướng tất yếu
Là ngành dịch vụ có vai trò quan trọng trong việc kết nối, hỗ trợ và thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, logistics Việt Nam có tốc độ tăng trưởng bình quân 14-16%/năm, chất lượng dịch vụ được nâng cao, đóng góp quan trọng cho hoạt động xuất, nhập khẩu cũng như chuỗi cung ứng cho thương mại nội địa.
Đáng nói, Chính phủ đã xác định logistics là một ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân, đóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của cả nước, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, ngành logistics Việt Nam đang có rất nhiều thuận lợi để phát triển bởi nhiều địa phương đã xây dựng kế hoạch, quy hoạch về lĩnh vực này.
Cùng với đó, xu hướng đầu tư vào ngành logistics đang tăng nhanh, thể hiện qua các công trình hạ tầng như đường cao tốc, đầu tư sân bay Long Thành, mở rộng các cảng biển, xây dựng các trung tâm logistics mới.
Hơn nữa, khi doanh nghiệp nước ngoài nhận thấy thị trường logistics của Việt Nam đem lại lợi nhuận cao, tốc độ và dòng vốn đổ vào ngành logistics sẽ rất lớn. Đầu tư gia tăng cũng tạo ra sự chuyển biến về mặt hạ tầng và kinh doanh dịch vụ có điều kiện phát triển tốt hơn.
Thế nhưng, năm 2024 sẽ rất khó khăn bởi thế giới đang trong tình trạng suy thoái và lạm phát, dẫn đến sự sụt giảm về hoạt động thương mại, kéo theo đó là logistics.
Ngoài ra, doanh nghiệp phải có nhận thức và đổi mới về xu hướng xanh hóa trong logistics. Điều này đồng nghĩa với việc sẽ tăng thêm những tiêu chuẩn cao hơn đối với hàng hóa, hoạt động kinh doanh và chi phí gia tăng.
Phân tích từ các chuyên gia, mặc dù giữ vị trí quan trọng trong chuỗi sản xuất, thương mại nhưng logistics lại là một trong những lĩnh vực gây ô nhiễm môi trường đáng kể khi hoạt động vận chuyển hàng hóa chiếm tới khoảng 8% tổng lượng khí thải CO2 trên toàn thế giới. Vậy nên, phát triển logistics xanh là xu hướng tất yếu và là tiêu chí quan trọng đánh giá sự phát triển bền vững của ngành.
Giải pháp đổi mới để tiến đến logistics xanh.
Giải pháp từ phía Nhà nước
-Đầu tư ngân sách để xây dựng cơ sở hạ tầng, cải tiến và nâng cấp những cơ sở hạ tầng cũ, lạc hậu, nâng cao chất lượng và theo xu hướng hiện đại, tiết kiệm năng lượng, tạo điều kiện thuận lợi cho vận tải đa phương thức.
-Đặt ra giới hạn về lượng khí thải xả ra môi trường, nghiêm khắc xử phạt và đánh thuế mạnh tay vào các doanh nghiệp có lượng phát thải ra môi trường vượt quá ngưỡng cho phép.
-Đưa ra nhiều chính sách nhằm khuyến khích, thúc đẩy doanh nghiệp hướng đến mô hình phát triển bền vững E.S.G, đặc biệt là các công ty vừa và nhỏ. Đồng thời, hỗ trợ và nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp logistics về an toàn và tầm quan trọng của môi trường sống bị ảnh hưởng tiêu cực bởi các hoạt động kinh doanh.
-Cần tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý đồng bộ cho hoạt động logistics xanh, đặc biệt là các quy định về kiểm soát ô nhiễm không khí, hạn chế lượng phát thải CO2 và các khí thải độc hại từ các phương tiện vận tải, khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng năng lượng sạch thay thế cho nguồn nhiên lượng hóa thạch.
Giải pháp từ phía các Doanh nghiệp
-Triển khai và áp dụng công nghệ tiên tiến vào việc quản lý hồ sơ và dữ liệu. Thay vì sử dụng cách thức truyền thống lưu trữ bằng hồ sơ giấy, các doanh nghiệp có thể sử dụng các phần mềm hiện đại để thực hiện việc quản lý hồ sơ trên nền tảng công nghệ thông tin, tiết kiệm tài nguyên rừng và không gian lưu trữ hồ sơ giấy trong nhiều năm.
-Cải tiến chất lượng dịch vụ vận tải từ bên trong doanh nghiệp, sử dụng các phương tiện vận tải hiện đại, tiết kiệm năng lượng, tiêu thụ nguồn năng lượng sạch thay vì nhiên liệu hóa thạch ảnh hưởng xấu đến môi trường.
-Tận dụng các chính sách và ưu đãi của nhà nước để áp dụng cho doanh nghiệp của mình.
-Hợp tác giữa doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics để có những giải pháp hiệu quả nhất.
-Nâng cao nhận thức CBNV của doanh nghiệp, truyền thông về nhận diện bảo vệ môi trường và logistics xanh sẽ là nền tảng cho doanh nghiệp phát triển bền vững.
Số hóa hoạt động logistics hướng đến nền logistics xanh với CETA
CETA là một trong những đơn vị hàng đầu cung cấp nền tảng quản lý vận tải – Tối ưu hóa vận hành trong hoạt động vận tải. Với những tính năng nổi bật, toàn bộ quy trình vận hành vận tải được đồng bộ lên trên cùng một nền tảng. Từ khâu lên đơn, phân phối/quản lý/giám sát đơn hàng, quản lý doanh thu, chi phí, chứng từ cho đến xuất ra báo cáo tạo thành một chu trình khép kín. Với những tính năng được thiết kế phù hợp và ứng dụng công nghệ tiên tiến, CETA giúp các doanh nghiệp vận tải tối ưu hóa quy trình của mình, từ đó tiết kiêm được chi phí, tiết kiệm nhiên liệu… giảm thiểu phác thải tới môi trường – hướng tới nên logistics xanh.
Đăng ký dùng thử miễn phí CETA Tại Đây