ĐIỀU KIỆN VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA NGUY HIỂM – VAI TRÒ CỦA TMS

Định nghĩa hàng hóa nguy hiểm

Ngày 31 tháng 3 năm 2024 Chính phủ ban hành Nghị định số 34/2024/NĐ-CP quy định chi tiết tại danh mục hàng hoá nguy hiểm, vận chuyển hàng hoá nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và phương tiện thủy nội địa., theo đó hàng hóa nguy hiểm được định nghĩa như sau:

Hàng hóa nguy hiểm là hàng hóa có chứa các chất nguy hiểm khi chở trên đường bộ hoặc đường thủy nội địa có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia.

Chất nguy hiểm là những chất hoặc hợp chất ở dạng khí, dạng lỏng hoặc dạng rắn có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia.

Phân loại hàng hóa nguy hiểm

Theo quy định, hàng hóa nguy hiểm được phân loại thành các nhóm chính như sau:

  1. Chất nổ: Bao gồm thuốc nổ, pháo hoa, và các sản phẩm tương tự có khả năng gây cháy nổ mạnh.
  2. Khí: Bao gồm khí dễ cháy, khí độc và khí không cháy, không độc nhưng có áp suất cao.
  3. Chất lỏng dễ cháy: Bao gồm xăng, dầu, cồn và các chất có đặc tính dễ bay hơi và cháy.
  4. Chất rắn dễ cháy: Bao gồm các chất tự bốc cháy hoặc khi tiếp xúc với nước tạo khí dễ cháy.
  5. Chất oxy hóa và chất peroxit hữu cơ: Các chất gây ra phản ứng hóa học mạnh, dễ gây cháy.
  6. Chất độc hại và chất lây nhiễm: Bao gồm các chất độc hóa học, vi sinh vật có khả năng lây nhiễm.
  7. Chất phóng xạ: Các vật liệu phát ra bức xạ ion hóa.
  8. Chất ăn mòn: Bao gồm axit, kiềm và các chất có khả năng phá hủy vật liệu hoặc gây tổn thương nghiêm trọng.
  9. Các loại hàng hóa nguy hiểm khác: Các vật liệu không thuộc các nhóm trên nhưng có tính nguy hiểm tương đương.

Các bao bì, thùng chứa hàng hoá nguy hiểm chưa được làm sạch bên trong và bên ngoài sau khi dỡ hết hàng hoá nguy hiểm cũng được coi là hàng hoá nguy hiểm tương ứng.

Điều kiện đối với người tham gia vận chuyển hàng hóa nguy hiểm

Người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm phải đáp ứng các điều kiện điều khiển phương tiện theo quy định của pháp luật, đồng thời hoàn thành chương trình huấn luyện an toàn hàng hóa nguy hiểm. Chứng nhận này đảm bảo rằng người điều khiển hiểu rõ đặc tính, nguy cơ, và các biện pháp ứng phó trong trường hợp xảy ra sự cố.

Ngoài ra, người áp tải, người thủ kho và người xếp dỡ hàng hóa nguy hiểm cũng phải được huấn luyện an toàn phù hợp, có nghĩa là họ phải phải được huấn luyện an toàn và cấp giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình huấn luyện an toàn về loại hàng hóa nguy hiểm do mình áp tải, xếp, dỡ hoặc lưu kho. Điều này nhằm đảm bảo họ có kiến thức và kỹ năng xử lý an toàn các loại hàng hóa nguy hiểm mà họ chịu trách nhiệm.

Điều kiện đối với phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm

Phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm phải đảm bảo điều kiện tham gia giao thông theo quy định của pháp luật. Đặc biệt, các thiết bị chuyên dùng trên phương tiện phải đáp ứng tiêu chuẩn quốc gia hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc theo quy định của Bộ quản lý chuyên ngành.

Phương tiện cần được dán biểu trưng hàng hóa nguy hiểm ở các vị trí dễ quan sát, gồm hai bên, phía trước và phía sau phương tiện. Nếu vận chuyển nhiều loại hàng hóa nguy hiểm, phương tiện phải dán đủ biểu trưng cho từng loại hàng hóa. Sau khi dỡ hết hàng hóa nguy hiểm nếu không tiếp tục vận tải loại hàng hóa đó thì phải được làm sạch và bóc hoặc xóa biểu trưng nguy hiểm trên phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm. Đơn vị vận tải, người điều khiển phương tiện có trách nhiệm làm sạch và bóc hoặc xóa biểu trưng nguy hiểm trên phương tiện khi không tiếp tục vận chuyển loại hàng hóa nguy hiểm đó.

Điều kiện xếp, dỡ và lưu kho bãi

Tổ chức, cá nhân liên quan đến việc xếp, dỡ hàng hóa nguy hiểm trên phương tiện vận chuyển và lưu kho, bãi phải tuân thủ đúng chỉ dẫn về bảo quản, xếp, dỡ, vận chuyển của từng loại hàng hóa nguy hiểm hoặc trong thông báo của người thuê vận tải. Người thủ kho, người thuê vận tải hoặc người áp tải phải trực tiếp giám sát quá trình này. Không xếp chung các loại hàng hóa có thể tác động lẫn nhau làm tăng mức độ nguy hiểm trong cùng một phương tiện. Đối với loại, nhóm hàng hóa nguy hiểm quy định phải xếp, dỡ, lưu giữ ở nơi riêng biệt thì việc xếp, dỡ phải thực hiện tại khu vực kho, bến bãi riêng biệt.

Trường hợp vận chuyển hàng hóa nguy hiểm không quy định phải có người áp tải thì người vận tải phải thực hiện xếp, dỡ hàng hóa theo chỉ dẫn của người thuê vận tải. Sau khi di chuyển hết hàng hóa nguy hiểm khỏi kho bãi, nơi lưu giữ phải được làm sạch để đảm bảo không ảnh hưởng đến các loại hàng hóa khác.

Điều kiện vận chuyển qua hầm và phà

Nghị định quy định rõ ràng việc vận chuyển hàng hóa nguy hiểm qua các công trình hầm và phà. Cụ thể, không được vận chuyển các loại thuốc nổ, khí đốt, xăng, dầu, và các chất dễ cháy nổ qua hầm có chiều dài từ 100m trở lên. Điều này nhằm giảm thiểu nguy cơ sự cố trong không gian kín, nơi việc thoát hiểm và xử lý sự cố gặp nhiều khó khăn.

Đối với vận chuyển qua phà, không được vận chuyển đồng thời người và phương tiện đang chở hàng hóa nguy hiểm trên cùng chuyến phà. Quy định này đảm bảo an toàn cho hành khách và phương tiện khác trong trường hợp xảy ra sự cố.

Tầm quan trọng của hệ thống quản lý vận tải (TMS) trong vận chuyển hàng hóa nguy hiểm

Với sự phát triển của công nghệ và những yêu cầu khắt khe về an toàn, việc áp dụng TMS mang lại nhiều lợi ích vượt trội, không chỉ giúp nâng cao hiệu quả hoạt động mà còn giảm thiểu rủi ro trong quá trình vận chuyển.

Một trong những tính năng nổi bật của TMS là khả năng giám sát lộ trình vận chuyển theo thời gian thực. Điều này giúp doanh nghiệp kiểm soát chặt chẽ quá trình vận chuyển hàng hóa nguy hiểm, từ lúc xuất phát đến khi giao hàng. TMS cho phép theo dõi vị trí của phương tiện thông qua GPS và cảm biến tích hợp, giúp cảnh báo sớm các rủi ro tiềm tàng như điều kiện thời tiết xấu, sự cố giao thông, hoặc các vấn đề kỹ thuật liên quan đến phương tiện.

Hỗ trọ lưu trữ và quản lý thông tin liên quan đến từng lô hàng hóa nguy hiểm. Hệ thống này tạo ra một cơ sở dữ liệu tập trung, cung cấp đầy đủ thông tin về đặc tính hóa học, tiêu chuẩn an toàn, và lịch trình vận chuyển của hàng hóa. Việc số hóa thông tin giúp tăng tính minh bạch trong toàn bộ chuỗi cung ứng, từ nhà cung cấp đến người nhận hàng. Tính minh bạch này không chỉ giúp các doanh nghiệp dễ dàng theo dõi và quản lý mà còn hỗ trợ cơ quan chức năng kiểm tra và giám sát hiệu quả hơn. Khi xảy ra sự cố, TMS có thể cung cấp dữ liệu chi tiết và chính xác ngay lập tức, giúp các bên liên quan đưa ra các quyết định kịp thời và phù hợp. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các loại hàng hóa có nguy cơ cao như khí gas, chất nổ, hoặc hóa chất độc hại, nơi mà bất kỳ sai sót nào cũng có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.

Bên cạnh đó, hệ thống quản lý vận tải  còn hỗ trợ xử lý sự cố nhanh chóng và hiệu quả. Khi vận chuyển hàng hóa nguy hiểm, khả năng xảy ra sự cố là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, với TMS, doanh nghiệp có thể ứng phó với các tình huống khẩn cấp một cách chủ động và chính xác hơn. Chẳng hạn, nếu xảy ra sự cố rò rỉ hóa chất hoặc cháy nổ, TMS có thể cung cấp thông tin ngay lập tức về vị trí phương tiện, loại hàng hóa, và các biện pháp an toàn cần thiết. Điều này giúp các đội ứng phó khẩn cấp đưa ra các phương án xử lý tối ưu, giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản. Ngoài ra, hệ thống cũng hỗ trợ đánh giá rủi ro trước khi vận chuyển, giúp doanh nghiệp chuẩn bị các phương án dự phòng để giảm thiểu nguy cơ phát sinh sự cố.

Không chỉ đảm bảo an toàn, TMS còn giúp tối ưu hóa hiệu quả hoạt động vận tải thông qua việc lập kế hoạch lộ trình thông minh, quản lý phương tiện, và giảm thiểu chi phí vận hành. Giống như CETA  cung cấp các công cụ phân tích và báo cáo chi tiết, giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định dựa trên dữ liệu thực tế. Điều này đặc biệt quan trọng trong việc quản lý hàng hóa nguy hiểm, nơi mà các yếu tố như thời gian vận chuyển, điều kiện lưu trữ, và yêu cầu bảo đảm an toàn đều có ảnh hưởng lớn đến chi phí và chất lượng dịch vụ.

Cuối cùng, hệ thống TMS hỗ trợ doanh nghiệp tuân thủ các quy định pháp lý và tiêu chuẩn quốc tế liên quan đến vận chuyển hàng hóa nguy hiểm. Hệ thống này giúp tự động hóa quy trình kiểm tra và báo cáo, bảo đảm rằng tất cả các hoạt động vận chuyển đều phù hợp với các yêu cầu pháp luật hiện hành. Việc tuân thủ này không chỉ giảm thiểu nguy cơ bị xử phạt mà còn nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.

Kết luận

Vận chuyển hàng hóa nguy hiểm là một lĩnh vực đòi hỏi tuân thủ nghiêm ngặt các quy định và điều kiện an toàn. Từ việc đào tạo người tham gia, đảm bảo chất lượng phương tiện, tuân thủ điều kiện qua hầm, phà, đến ứng dụng công nghệ như CETA, tất cả đều nhằm mục đích tối ưu hóa an toàn và hiệu quả. Thực hiện đúng các quy định không chỉ giúp bảo vệ con người và môi trường mà còn góp phần xây dựng một hệ thống giao thông vận tải an toàn, hiện đại và bền vững.

Đọc thêm
0869697502
Translate »