Năm 2023 vừa qua, nền kinh tế Việt Nam nói riêng và kinh tế toàn cầu nói chung đã phải trải qua một đợt suy thoái nghiêm trọng. Trong bối cảnh khó khăn chung đó, các doanh nghiệp logistics cũng có sự sụt giảm đáng kể về đơn hàng. Tuy vậy, dự báo trong năm 2024 các chuyên gia cho rằng còn rất nhiều cơ hội mới cho ngành logistics khi nền kinh tế từng bước được phục hồi. Các xu hướng mới sẽ dẫn đường cho ngành logistics 2024 hướng đến sự tập trung và phát triển bền vững.
Cùng CETA tìm hiểu ngay top 4 xu hướng nổi bật tác động đến thị trường logistics 2024 với các nội dung cụ thể như sau:
1. Vận tải hàng không
Năm 2023 vận tải hàng không chứng kiến sự đột biến về công suất, tăng 10% vào tháng 12 năm 2023 so với tháng 12 năm 2022. Thị trường vận tải hàng không năm 2024 dự kiến tăng trưởng đến 4.5% nhờ vào các chỉ số sau:
– Sự tắc nghẽn trên thị trường đường biển do tình trạng chậm trễ ở các kênh đào lớn như Suez, Panama và những căng thẳng, xung đột diễn ra ở khu vực Biển Đỏ. Nhiều chủ hàng đã lựa chọn chuyển hướng sang vận chuyển đường hàng không.
– Các công ty, doanh nghiệp bắt đầu khám giá các giải pháp gần bờ nhằm giảm khoảng cách địa lý giữa cơ sở sản xuất và cơ sở tiêu dùng. Khoảnh cách càng ngắn thì các công ty càng có nhiều quyền kiểm soát đối với chuỗi cung ứng của mình và từ đó các khả năng xảy ra gián đoạn liên quan đến quá trình vận tải ngày càng ít.
• Đối với các nhà nhập khẩu Mỹ thì Mexico là lựa chọn thay thế khả thi.
• Đối với các công ty Châu Âu thì ưu tiên lựa chọn khu vực các nước Đông Âu và khu vực Địa Trung Hải.
– Thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ và trở thành động lực quan trọng thúc đẩy nhu cầu nhu cầu vận chuyển hàng hóa qua đường hàng không. Các doanh nghiệp dẫn bắt đầu mở rộng kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử trực tuyến, góp phần làm tăng nhu cầu về các dịch vụ vận tải hàng không.
2. Vận tải đường biển
Về dịch vụ vận tải đường biển vào năm 2024, đội tàu container toàn cầu được dự đoán sẽ tăng trưởng đến 6,8%, công suất giao hàng dự kiến sẽ đạt mức cao kỷ lục mới là 2,7 triệu TEU. Tuy vận, vận tải container vẫn tiếp tục phải đối mặt với những thách thức lớn từ tình trạng dư thừa năng lực tích lũy trong những năm đại dịch Covid. Theo Drewry dự báo, tình trạng dư thừa này dự kiến sẽ làm giá cước vận tải container giảm khoảng 33.6%. Đây là mức giảm đáng kể so với những dự đoán trước đó.
Cuối năm 2023, thị trường vận tải container đã chứng kiến sự chuyển hướng đồng bộ ra khỏi Biển Đỏ để tránh các cuộc tấn công của phiến quan Houthi và chính điều này sẽ tác động đến sự thay đổi của các chủ hàng. Bên cạnh đó, việc định tuyến lại các tàu đi qua mũi Hảo Vọng cũng sẽ dẫn đến thời gian vận chuyển hàng hóa bị chậm hơn từ 10-20 ngày, việc tiếp nhiên liệu tại các cảng Châu Phi cũng chậm trễ hơn. Tất cả những điều này đã gây ra áp lực về năng suất và phụ phí.
Ngoài ra, các hãng tàu còn phải đối mặt với những nguy hiểm biển động mạnh ở Ấn Độ Dương và các mối đe dọa từ cướp biển ở một số khu vực bờ biển Châu Phi. Vì vậy mà chi phí bảo hiểm cũng sẽ tăng hơn. Những vấn đề này sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến vận tải đường biển năm 2024. Do đó, ngành vẫn sẽ cần tiếp tục thích ứng và tìm cách giảm thiểu tác động của chúng đến toàn cầu.
3. AI và tự động hóa góp phần định hình ngành logistics
Việc tích hợp AI và tự động hóa vào ngành logistics sẽ nổi bật hơn trong năm 2024. Theo nghiên cứu toàn cầu, vào năm 2032 thị trường hậu cần AI tổng quát sẽ tăng từ 412 triệu USD với tốc độ CAGR là 43.5%. Khu vực Bắc Mỹ được dự đoán sẽ dẫn đầu sự chuyển đổi này với thị phần hiện tại đang ở mức 43%.
Việc ứng dụng AI vào ngành logistics sẽ mang đến những cải tiến về giao tiếp với người dùng theo thời gian thực thông qua các chatbox và trợ lý ảo. Công nghệ này có thể đưa ra những dự báo về sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng, góp phần giải quyết nhanh chóng các vấn đề về sai lệch tuyến đường, thời tiết bất thường … Tiềm năng của ứng dụng AI còn giúp giảm tình trạng tồn kho, tối ưu hóa các tuyến giao hàng, tăng cường phân bổ nguồn lực, xử lý hàng hóa được hợp lý và hiệu quả hơn.
4. Giảm lượng khí thải carbon được ưu tiên
Năm 2024, giảm lượng khí thải carbon trở thành ưu tiên hàng đầu của nhiều doanh nghiệp logistics toàn cầu. Các doanh nghiệp chú ý vào việc sử dụng nhiên liệu phát thải thấp như Khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) góp phần bảo vệ môi trường.
Mỹ là quốc gia có lượng khí thải giao thông vận tải ở mức lớn và dự kiến trong năm 2024, Mỹ sẽ triển khai mạnh mẽ các biện pháp để giảm lượng khí thải carbon. Trong khi đó, ở khu vực Đông Nam Á, Indonesia đang đạt được tiến độ tốt trong việc giảm lượng khí thải carbon nhờ nhu cầu bền vững của người tiêu dùng. Khu vực Trung Đông đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất nhiêu liệu toàn cầu cũng đã có những giải pháp tập trung đầu tư vào công nghệ để góp phần giảm lượng khí thải carbon.
Đồng hành cùng CETA để cập nhật những xu hướng hàng đầu của ngành logistics tại đây. Các doanh nghiệp cần nắm bắt những xu hướng này để có thể linh hoạt đưa ra những phương án thích ứng và thúc đẩy kinh doanh, tối ưu chi phí trong bối cảnh chung của nền kinh tế toàn cầu hiện nay.