TP. HCM ĐỨNG ĐẦU CẢ NƯỚC VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH LOGISTICS
17/07/2024

Tp.HCM đứng đầu cả nước về năng lực cạnh tranh Logistcis

Theo báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh logistics (LCI) cấp tỉnh của Việt Nam năm 2023. TP. Hồ Chí Minh tiếp tục dẫn đầu về năng lực cạnh tranh logistics, tiếp theo là Hải Phòng, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu và Hà Nội. Kết quả này phản ánh sự phát triển vượt bậc của các trung tâm logistics tại TP. Hồ Chí Minh, bao gồm 8 trung tâm logistics với tổng diện tích hơn 750 ha, như Cát Lái – Phú Hữu và Long Bình – TP. Thủ Đức.

Thành phố đã phê duyệt Đề án “Phát triển ngành logistics TP. Hồ Chí Minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030,” với mục tiêu tăng trưởng doanh thu dịch vụ logistics đạt 15% vào năm 2025 và 20% vào năm 2030, đóng góp vào GRDP của thành phố lần lượt 10% và 12%. Ngoài ra, thành phố cũng tập trung phát triển các dự án logistics khác như kho lạnh ở Khu công nghiệp Vĩnh Lộc và kho thương mại điện tử ở Củ Chi, nhằm nâng cao hiệu quả logistics và giảm chi phí logistics toàn quốc.

Chiến lược phát triển hệ thống Logiatics Quốc Gia

Sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống logistics không chỉ góp phần thúc đẩy kinh tế TP. Hồ Chí Minh mà còn là động lực quan trọng cho phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm quốc phòng – an ninh của vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045.

Theo các chuyên gia, đối với việc phát triển đồng bộ hệ thống logistics cấp quốc gia, cần tập trung xây dựng trung tâm logistics hàng không gắn với cảng hàng không quốc tế Long Thành, đầu tư phát triển hệ thống logistics cảng và cảng trung chuyển quốc tế tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và TP. Hồ Chí Minh. Hình thành vành đai công nghiệp, đô thị, dịch vụ, logistics dọc hành lang Vành đai 3, Vành đai 4 và các tuyến cao tốc của vùng; phát triển chuỗi công nghiệp – đô thị Mộc Bài – TP. Hồ Chí Minh – Cảng Cái Mép – Thị Vải gắn với hành lang kinh tế Xuyên Á trong thời gian tới.

Trước đó, tại Hội thảo “Nâng cao năng lực hệ thống logistics và cảng biển TP. Hồ Chí Minh – thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và liên kết vùng”, Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư TP. Hồ Chí Minh (ITPC) cho biết, Thành phố sẽ xây dựng 8 trung tâm logistics với tổng diện tích hơn 750 ha, bao gồm:

  • Cát Lái – Phú Hữu – TP. Thủ Đức (diện tích 292 ha)
  • Long Bình – TP. Thủ Đức (diện tích 54 ha)
  • Linh Trung – TP. Thủ Đức (diện tích 74 ha)
  • Củ Chi – huyện Củ Chi (diện tích 15 ha)
  • Tân Kiên – huyện Bình Chánh (diện tích 60 ha)
  • Hiệp Phước – huyện Nhà Bè (diện tích 100 ha)
  • Xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn (diện tích 150 ha)

Các dự án có chức năng “tương tự trung tâm logistics” như kho lạnh ở Khu công nghiệp Vĩnh Lộc, kho thương mại điện tử ở Củ Chi… cũng đang được các doanh nghiệp triển khai xây dựng. Tính đến thời điểm này, TP. Hồ Chí Minh đã phê duyệt Đề án “Phát triển ngành logistics TP. Hồ Chí Minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, phấn đấu tốc độ tăng trưởng doanh thu dịch vụ logistics của doanh nghiệp đạt 15% vào năm 2025 và đạt 20% vào năm 2030, tỷ trọng đóng góp của logistics vào GRDP Thành phố đến năm 2025 đạt 10% và đến năm 2030 đạt 12%, góp phần kéo giảm chi phí logistics cả nước so với GDP quốc gia đến năm 2025 còn khoảng 10-15%.

Có thể thấy TP. Hồ Chí Minh đóng vai trò động lực quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045. Việc phát triển đồng bộ hệ thống logistics cấp quốc gia, xây dựng trung tâm logistics hàng không và đầu tư phát triển hệ thống logistics cảng sẽ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực và cả nước.

(Nguồn: Kiểm toán nhà nước, báo cáo logistics 2023)

Đăng ký dùng thử CETA miễn phí tại đây

0869697502
Translate »