5 cách tối ưu cho giao hàng chặng cuối (Last mile delivery)
17/05/2024

Last mile delivery là một thuật ngữ tiếng Anh dùng cho quá trình giao hàng chặng cuối từ trung tâm phân phối hoặc kho đến tay người tiêu dùng. Ví dụ, quá trình vận chuyển đơn hàng mua từ các sàn thương mại điện tử đến tay người tiêu dùng hay vận chuyển hàng từ các cửa hàng trực tuyến tới tay người mua chính là giao hàng chặng cuối. Hiện nay, giao hàng chặng cuối ở Việt Nam đang ngày càng phát triển với tốc độ chóng mặt. Hãy cùng CETA tìm hiểu 5 cách tối ưu giao hàng chặng cuối trong bài viết này!

Vì sao phải tối ưu giao hàng chặng cuối (last mile delivery)?

Tối ưu giao hàng chặng cuối là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng với các doanh nghiệp kinh doanh B2C và cả các doanh nghiệp quan tâm đến bảo vệ môi trường. Không chỉ vậy, nó còn mang lại nhiều lợi ích giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí và ảnh hưởng trực tiếp tới trải nghiệm khách hàng.

Tiết kiệm chi phí

Có thể bạn chưa biết, giao hàng chặng cuối là quá trình tốn kém và chiếm nhiều thời gian nhất trong toàn bộ chuỗi cung ứng. Cụ thể, giao hàng chặng cuối chiếm từ 30 đến 50% trên tổng chi phí vận chuyển. Chi phí cao ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận của các doanh nghiệp thương mại điện tử hoặc bán hàng đa kênh. Bởi hiện nay, hầu hết các sàn thương mại điện tử và doanh nghiệp đều trợ giá vận chuyển để cạnh tranh và thu hút khách hàng. Đồng thời, các doanh nghiệp này cũng phải đảm bảo tốc độ giao hàng nhanh chóng để đáp ứng kỳ vọng của khách hàng. Thế nhưng, chi phí của dịch vụ giao hàng hỏa tốc (trong 2h) có thể tăng từ 2 đến 4 lần so với giao hàng nhanh thông thường. Đứng giữa cán cân lợi nhuận và lợi ích của khách hàng, tìm cách tối ưu quy trình giao hàng chặng cuối là một trong những cách hiệu quả nhất với doanh nghiệp.

Giảm thiểu ảnh hưởng tới môi trường

Lượng khí thải do các phương tiện giao hàng chặng cuối sử dụng chiếm đến 28,2% tổng lượng khí thải nhà kính của toàn chuỗi cung ứng. Con số này có thể lớn hơn nữa trong tương lai khi mua hàng trực tuyến và sử dụng dịch vụ giao hàng đang trở thành xu hướng. Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới (World Economic Forum), từ nay tới năm 2030, số lượng đội xe vận tải tại 100 thành phố lớn trên thế giới sẽ tăng 36%, dẫn đến sự gia tăng 30% lượng khí thải các-bon. Đây là một con số rất lớn và mang lại ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường.

Trải nghiệm khách hàng

Như đã đề cập, khách hàng thời nay ngày càng có yêu cầu cao về chất lượng dịch vụ và thời gian giao hàng. Theo báo cáo của Capgemini, 75% khách hàng có xu hướng mua sắm nhiều hơn nếu hài lòng với dịch vụ vận chuyển của người bán. Tại Việt Nam, xu hướng thương mại điện tử ngày càng trở nên mạnh mẽ. Với 52% dân số truy cập Internet, giá trị thị trường thương mại điện tử đạt hơn 400 triệu USD hàng năm. Theo dự báo của Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam, mức tăng trưởng của thị trường này có thể đạt hơn 25% trong 3 năm tới. Sức tăng trưởng mạnh của thị trường và yêu cầu ngày càng khắt khe của khách hàng đòi hỏi dịch vụ giao hàng phải ngày càng nâng cao chất lượng, nhưng giá cả tối ưu hơn.

5 cách tối ưu giao hàng chặng cuối (last mile delivery)

Sử dụng hình thức vận chuyển Crowdsourcing

Vận chuyển crowdsourcing (crowdsourcing delivery) là một phần của crowdsourcing logistics. Đây là việc thuê ngoài hoạt động vận chuyển từ những tổ chức hay những tài xế tự do hay tài xế không chuyên. Một số nền tảng hay hình thức vận chuyển crowdsourcing quen thuộc tại Việt Nam có thể kể đến GrabExpress, Ahamove, Lalamove,… Với hình thức này, doanh nghiệp có thể tìm thấy ngay tài xế phù hợp để nhận và giao hàng tới người mua trong thời gian ngắn nhất.

Hình thức này mang lại hiệu quả rõ ràng trong giao hàng chặng cuối. Đặc biệt, khi so sánh với việc xây dựng đội vận chuyển nội bộ, việc thuê ngoài người vận chuyển tiết kiệm hơn về các khoản chi phí như phúc lợi, bảo hiểm, cơ sở vật chất (phương tiện, thùng chứa,…) Chưa kể, với đội ngũ tài xế tự do rất đông đảo, doanh nghiệp gần như sẽ luôn có sẵn nguồn lực để giao hàng vào mùa cao điểm. Vào mùa thấp điểm, doanh nghiệp cũng không phải tốn thêm chi phí nhân sự mà chỉ cần chi trả dựa trên nhu cầu sử dụng.

Đương nhiên, hình thức giao hàng chặng cuối với vận chuyển crowdsourcing vẫn có những nhược điểm bởi đây có thể không phải một phương án bền vững với doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn. Vì vậy, các doanh nghiệp lớn có thể sử dụng kết hợp giữa đội xe nội bộ và crowdsourcing delivery để tối ưu vận chuyển giao hàng chặng cuối.

Sử dụng Phần mềm Tối ưu Lộ trình giao hàng chặng cuối

Một trong những lý do khiến doanh nghiệp vẫn tốn nhiều nguồn lực và chi phí cho giao hàng chặng cuối chính là họ chưa tối ưu hoạt động vận chuyển  hiệu quả. Tuy nhiên, việc tối ưu hoạt động vận chuyển sẽ không thể được áp dụng với hình thức vận chuyển crowdsourcing do doanh nghiệp không có quyền kiểm soát hoạt động của các tài xế tự do mà chỉ có thể giám sát dựa trên các ứng dụng tracking. Với các doanh nghiệp có đội xe nội bộ hoặc quyền kiểm soát đội xe của đối tác, sử dụng phần mềm hoạch định lộ trình giúp doanh nghiệp tối ưu được hoạt động vận chuyển của doanh nghiệp mình.

Tại Việt Nam, CETA là phần mềm thuộc top đầu để doanh nghiệp tối ưu hiệu quả vận hành nhất cho doanh nghiệp.

Sử dụng hệ thống giám sát hành trình và cập nhật với khách hàng

Bạn có chắc rằng mình nắm rõ tiến độ làm việc của tài xế? Tài xế có giao hàng đúng giờ, tài xế chạy xe có an toàn, đúng hướng hay hàng hóa còn nguyên trạng? Rất khó để bạn có thể trả lời câu hỏi này nếu không sử dụng công cụ giám sát. Và tệ hơn, nếu không kiểm soát được, bạn sẽ mất rất nhiều chi phí xăng xe, thời gian, nhân sự và cả lòng tin của khách hàng. Vì vậy, sử dụng hệ thống giám sát hành trình và cập nhật tiến độ giao hàng với khách hàng là điều cần thiết để cải thiện quy trình và chất lượng dịch vụ khách hàng. Ngoài ra, công cụ giám sát cũng giúp doanh nghiệp nắm được các phát sinh trên quãng đường giao hàng để tiếp tục tối ưu kế hoạch lộ trình và quy trình làm việc trong tương lai. Về phía khách hàng, khi nắm được tình trạng giao hàng của đơn hàng, tỉ lệ nhận hàng sẽ cao hơn đáng kể. Điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí giao lại và cả chi phí hoàn hàng. Không chỉ vậy, việc cập nhật trạng thái giao hàng cũng giúp người mua yên tâm và hài lòng hơn với dịch vụ của người bán.

CETA  cung cấp tính năng track & trace  – theo dõi đội xe theo thời gian thực, giúp cấp quản lý có thể theo dõi hành trình của tài xế thông qua web và app. Khi tài xế giao hàng thành công, họ sẽ xác nhận trên hệ thống và gửi chứng từ giao hàng cho bộ phận vận hành qua ứng dụng. Nhờ đó, việc giao hàng được đảm bảo thực hiện đúng tiến độ và an toàn.

Chọn phương tiện giao hàng chặng cuối phù hợp với vị trí và mục đích

Doanh nghiệp cần lựa chọn phương tiện phù hợp với từng mục đích, điều kiện địa lý và điều kiện giao thông khác nhau. Ví dụ, đô thị là nơi có mật độ dân cư cao, nhiều ngõ ngách nhỏ và tình trạng tắc đường phổ biến, vì thế rất khó để sử dụng cùng loại xe giao hàng với vùng ngoại ô và nông thôn. Khi lập kế hoạch, bạn có thể lựa chọn trong số các loại xe giao hàng như xe máy, xe tải, xe thùng, xe con,… Với loại xe giao hàng phù hợp, bạn có thể tối ưu tỷ lệ đầy của thùng xe , giảm chi phí và thời gian giao hàng, góp phần nâng cao hiệu quả giao hàng chặng cuối.

Sử dụng dark store để thay thế giao hàng chặng cuối

Với phương pháp này, doanh nghiệp không tối ưu mà thay thế giao hàng chặng cuối. Dark store không phải là một thuật ngữ quen thuộc ở Việt Nam. Dark store là điểm bán lẻ với hình thức như một cửa hàng bán lẻ thông thường, được sử dụng như điểm trung chuyển hàng hóa cho các đơn hàng trực tuyến. Các cửa hàng này có thể xử lý khối lượng đơn giao lớn và cho phép người tiêu dùng đến lấy đơn hàng đã đặt. Nhờ đó, số lượng đơn cần giao cũng được giảm đáng kể.

Nghiên cứu của Capgemini cho thấy 25% doanh nghiệp sử dụng hình thức dark store để phục vụ các đơn giao trong ngày. Với phương pháp này, doanh nghiệp có thể loại bỏ hoàn toàn bước giao hàng chặng cuối và giảm trung bình 23% chi phí vận chuyển. Nếu tỉ trọng đơn lấy hàng tại dark store chiếm 50% tổng số đơn giao, biên lợi nhuận của doanh nghiệp có thể tăng thêm tới 70%. Theo Forbes, sau dịch bệnh, dark store sẽ dần trở thành xu hướng trong ngành bán lẻ.

Kết luận

Giao hàng chặng cuối là điểm chạm trực tiếp của doanh nghiệp với khách hàng trong thời đại thương mại điện tử và là một khâu quan trọng trong giao vận. Vì vậy, doanh nghiệp trong lĩnh vực này cần nhanh chóng nắm bắt xu hướng, tối ưu quá trình giao hàng để đạt được hiệu quả kinh doanh tốt nhất.

0869697502
Translate »