Tích Hợp Tự Động Chi Phí Khi Đi Qua Trạm Thu Phí Không Dừng Lên Hệ Thống CETA
23/06/2022

Việc triển khai thu phí điện tử không dừng đã được Thủ tướng chỉ đạo từ năm 2017. Đến nay về cơ bản các trạm thu phí trên cả nước đã lắp đặt và vận hành hệ thống thu phí tự động không dừng. Vừa qua, Tổng cục đường bộ cũng đã chỉ đạo thí điểm thu phí điện tử không dừng (ETC) bắt buộc đối với tuyến cao tốc Hà Nội- Hải Phòng, định hướng đến 2030 đặt mục tiêu triển khai đồng bộ tại tất cả trạm thu phí trên toàn quốc.

Theo báo cáo của Bộ GTVT, đến nay đã có 113 trạm thu phí trên toàn quốc đưa vào vận hành hệ thống thu phí điện tử không dừng; trong đó Bộ GTVT quản lý 69 trạm, địa phương quản lý 44 trạm. Một số trạm không triển khai hoặc lùi thời gian triển khai thu phí không dừng do có tính chất đặc thù (các trạm có thời gian thu phí còn ngắn, các trạm có lưu lượng quá thấp lắp đặt ETC không hiệu quả, các trạm đang còn bất cập phải tạm dừng thu phí)

 

Bên cạnh đó, số lượng phương tiện tham gia dán thẻ trong thời gian qua tăng rất khả quan, từ khoảng 1 triệu phương tiện vào thời điểm tháng 10/2021 đến thời điểm này có khoảng 3 triệu phương tiện tham gia dịch vụ (chiếm hơn 65% tổng số phương tiện trên toàn quốc). Bộ GTVT đặt mục tiêu phấn đấu trong năm 2022, số lượng phương tiện dán thẻ đạt từ 80-90%.

Như vậy, các đơn vị vận tải hoạt động vận chuyển hàng hóa ngoại tỉnh, muốn đi qua trạm thu phí bắt buộc phải sử dụng hệ thống thu phí tự động không dừng, bài toán đặt ra, đó là làm sao để có thể quản lý được một cách đồng bộ và có hệ thống chi phí này khi sử dụng phần mềm quản lý.

Để đáp ứng nhu cầu  này, CETA đã phát triển tính năng tích hợp chi phí tự động khi xe đi qua trạm thu phí tự động không dừng lên trên hệ thống. Với tính năng này, CETA tích hợp toàn bộ thông tin danh sách xe từ tài khoản ETC của đơn vị vận tải, khi xe đi qua bất kỳ trạm thu phí tự động không dừng nào, chi phí sẽ được tự động được thống kê vào chi phí của chuyến mà xe đó đang thực hiện. Và chi phí này sẽ được thống kê vào phần chi phí thực tế. 

Hiện nay, ở Việt nam có 2 hệ thống thu phí không dừng chính là thẻ ePass của Viettel và thẻ e-Tag của VETC. Để áp dụng được tính năng này, trước hết đơn vị vận tải cần dán một trong hai loại thẻ này. Sau đó cung cấp thông tin tài khoản cho CETA. Bằng các thuật toán tự động, CETA sẽ cho phép hệ thống tự động tích hợp và lấy dữ liệu từ hệ thống thu phí truyền về, sau đó ghi nhận thông tin và cho phép hiển thị trong chuyến xe dựa theo thời gian tương tác thực tế của tài xế trên app.

Hệ thống sẽ ghi nhận lại chính xác theo từng điểm thu phí, thống kê lại toàn bộ số lần đi qua trạm thu phí tại từng thời điểm khi hệ thống thu phí truyền dữ liệu về. Việc tự động thống kê như vậy sẽ cắt giảm được thời gian tài xế phải tự nhập chi phí lên app mỗi khi xe đi qua trạm thu phí, từ đó đảm bảo độ chính xác cao và dễ dàng tra soát lại khi cần.

Và với việc tích hợp chi phí tư động không dừng lên hệ thống, CETA cho phép quản lý một cách đồng bộ và tập trung bao gồm tất cả các loại chi phí trong chuyến, loại bỏ vấn đề quản lý chi phí một cách rời rạc trên nhiều thiết bị khác nhau, hạn chế đến mức thấp nhất những sai sót khi tổng hợp báo cáo, lấy dữ liệu trừ nhiều nguồn. Từ đó, đảm bảo sự chính xác và minh bạch trong quản lý chi phí vận hành vận tải.

Cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật và định hướng của nhà nước về phát triển kinh tế số của nhà nước, CETA luôn không ngừng nỗ lực tìm tòi và tiếp thu các công nghệ mới, liên tục cập nhật các tính năng nhằm đáp ứng kịp thời các xu hướng quản lý thực tiễn của các đơn vị vận vận tải, vì mục tiêu nâng tầm vận tải Việt. 

0869697502
Translate »