“Người Việt Nam chúng ta sẵn sàng vượt qua thách thức để nắm lấy cơ hội, nhanh chóng bước lên con tàu 4.0”. Đó là lời của chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại diễn đàn cấp cao và triển lãm quốc tế về công nghiệp 4.0. Những năm gần đây, khi Đại dịch Covid diễn biến vô cùng phức tạp, làm cho quỹ đạo vận hành toàn cầu rung chuyển, vô hình chung đã khiến cả thế giới phải một lần nữa nhận định lại tầm quan trọng của việc chuyển đổi số. Làm xuất hiện một quy luật cạnh tranh mới, không còn đơn giản là câu chuyện “Cá lớn nuốt cá bé“, mà ở đây “Cá nhanh sẽ nuốt cá chậm”.
Trong bối cảnh sức ảnh hưởng mạnh mẽ của cuộc cách mạng 4.0 trên tất cả các lĩnh vực và những biến động của thị trường hiện nay, chuyển đổi số không còn là trào lưu mà đã trở thành một xu thế tất yếu. Đây được coi là “Cuộc cách mạng công nghiệp thứ 4”, không cho phép bất kỳ doanh nghiệp nào lưỡng lự giữa “nên” hay “không nên” chuyển đổi số, mà phải đi đến một kết luận không thể nào đảo ngược rằng: “Chuyển đổi số hay là chết”. Nhất là sau cú huých bất đắc dĩ mang tên Covid-19, đặc biệt đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Logistics, một trong những lĩnh vực được coi là xương sống của nền kinh tế trong thời kỳ hội nhập lại càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Chúng ta thường hay nói với nhau về câu chuyện “Cách mạng 4.0” và tác động của nó, vậy hãy cùng nhìn lại lịch sử về ba cuộc cách mạng công nghiệp lớn trên thế giới từ trước đến nay và mức độ ảnh hưởng của nó đến sự phát triển của toàn cầu như thế nào.
- Đầu tiền là Cuộc cách mạng cơ giới hóa với máy chạy bằng thủy lực và hơi nước, mở đầu với những sáng chế trong ngành dệt từ lao động thủ công bằng chân tay đơn giản chuyển sang sử dụng các phương tiện cơ giới và máy móc quy mô lớn, làm tăng năng suất lao động lên đến tận 40 lần.
- Tiếp đến là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2, tại đây đã mở ra cơ hội cho sản xuất hàng loạt nhờ sự ra đời của các thiết bị điện tử, động cơ điện và dây chuyền lắp ráp…làm năng suất lao động tăng gấp nhiều lần so với động cơ nước trước đó. Đánh dấu sự biến đổi từ lĩnh vực khoa học đã lan tỏa sang lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ.
- Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 đánh dấu sự ra đời và phát triển của máy tính và internet. Ở giai đoạn này, các thành tựu khoa học đột phá rõ rệt trong sáng chế và áp dụng máy tính điện tử vào nền kinh tế, tạo động lực để hoàn thiện quá trình tự động hóa một cách có hệ thống.
Cùng nhìn nhận về câu chuyện “Cuộc cách mạng 4.0” ở thời điểm hiện tại, luận về bản chất nó cũng không thể nằm ngoài quy luật tất yếu của các cuộc cách mạng công nghiệp đi trước. Những thập kỷ gần đây nó lên một cấp độ hoàn toàn mới. Không còn chỉ dừng lại ở khái niệm internet thông thường, khi nói đến 4.0 là người ta nghĩ ngay đến là Internet vạn vật, là cơ sở dữ liệu, là big data, điện toán đám mây, là tự động hóa, trí tuệ nhân tạo, Blockchain; công nghệ nano… sẽ tạo ra sự thay đổi hoàn toàn hình thức vận hành thông thường.
Minh chứng điển hình Điển hình là sự xuất hiện của những hệ thống máy móc, thiết bị thông minh, dây chuyền sản xuất thông minh, hệ thống quản trị thông minh; hệ thống tiêu dùng thông minh… hiện nay. Các thành tựu khoa học – công nghệ, các ý tưởng đổi mới, sáng tạo này đã trở thành động lực chính cho sự tăng trưởng, phát triển của nền kinh tế.
Hãy thôi bàn luận về những tác động cũng như sức ảnh hưởng của cuộc cách mạng 4.0 lên đời sống xã hội. Các doanh nghiệp hiện nay muốn tồn tại và phát triển, thì nhiệm vụ trọng yếu chính là cần phải nắm bắt cơ hội, nhanh chóng chuyển đổi từ cách hoạt động truyền thống sang một cách vận hành tối ưu và thông minh hơn kể cả trong quản trị và sản xuất.
Xong trên thực tế, để đi từ bước cơ bản đến áp dụng công nghệ đi lên tự động hóa thì doanh nghiệp bắt buộc phải làm chủ được công nghệ, nắm bắt được cơ sở dữ liệu của mình. Chính bởi vậy, không còn con đường nào khác là phải số hóa dữ liệu, về cơ bản chính là cần thiết phải “Chuyển đổi số”.
Quay lại câu chuyện về chuyển đổi số trong lĩnh vực Logistics, ở Việt nam theo số liệu của Hiệp hội Logistics Việt Nam (VLA), Ngành logistics trong nước đã có những bước tiến nhất định trong tiến trình chuyển đổi số khi 50% – 60% doanh nghiệp ở hầu hết các dịch vụ trong chuỗi cung ứng đang ứng dụng nhiều loại hình công nghệ khác nhau, tùy theo quy mô và tính chất của từng doanh nghiệp.
Trước tình trạng cạnh tranh và sự bùng nổ của nền kinh tế số, cùng với thương mại điện tử ngày càng tăng nhanh , đặc biệt trước áp lực của dịch COVID-19 với nguy cơ gây đứt gãy chuỗi cung ứng, các doanh nghiệp logistics đã phần nào nhận thức được mức độ cấp thiết của chuyển đổi số. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng việc chuyển đổi số trong lĩnh vực này đang gặp không ít thách thức.
Hiện nay việc ứng dụng công nghệ cao trong các dịch vụ cung cấp chưa đáp ứng yêu cầu. Khoảng 40% là các giải pháp cơ bản và chưa có nhiều doanh nghiệp ứng dụng các phần mềm có tính tích hợp cao. Các phần mềm nước ngoài bài bản và chuyên nghiệp không phù hợp với sự thiếu chuẩn của đại đa số doanh nghiệp trong nước. Trong khi đó có rất ít phần mềm nào trong nước giải quyết triệt để được bài toán vận hành của Logistics Việt.
Thực tế đã chỉ ra cho chúng ta một bài học rằng “Chuyển đổi số không phải là một mục tiêu, mà nó là cả một quá trình bền bỉ và lâu dài“, nó cũng không phải câu chuyện ngày một ngày hai. Muốn chuyển đổi số thành công, doanh nghiệp phải vạch ra kế hoạch cụ thể và rõ ràng, tiến hành từng bước một. Quan trọng là phải có sự quyết tâm, phải thay đổi và nhìn nhận đúng đắn từ trong cách tư duy về con đường chuyển đổi số và giá trị mà nó đem lại.
Vẫn còn rất nhiều khó khăn, những thách thức trên con đường chuyển đổi số, xong chúng ta tin rằng với ý chí và sự quyết tâm, tinh thần học hỏi, sự bền bỉ của con người Việt Nam thì trong tương lai gần, chúng ta sẽ thành công làm chủ tay lái con tàu mang tên 4.0.
Đăng ký dùng thử CETA miễn phí tại: