Trong vận chuyển hàng hóa, có rất nhiều khía cạnh mà doanh nghiệp cần quan tâm. Chỉ một mắt xích nhỏ trong quy trình bị lỗi có thể khiến cho việc vận chuyển hàng hóa gặp vấn đề. Vậy đâu là những vấn đề mà doanh nghiệp thường gặp phải nhất và làm thế nào để hạn chế những sai lầm này? Hãy cùng CETA tìm hiểu trong bài viết sau!
Sai lầm trong vận chuyển hàng hóa của doanh nghiệp chủ hàng
Chưa tận dụng lợi thế của hình thức giao hàng nhanh để vận chuyển hàng hóa
Giá cả là một trong những yếu tố cạnh tranh nhất để người tiêu dùng quyết định mua sản phẩm. Chi phí vận chuyển hàng hóa thấp cũng là một yếu tố quan trọng quyết định giá cả và ảnh hưởng đến quyết định của người mua. Trong nhiều trường hợp, người tiêu dùng sẵn sàng chờ đợi trong thời gian dài hơn để giảm chi phí vận chuyển. Tuy nhiên, sẽ là thiếu sót nếu doanh nghiệp chỉ cung cấp dịch vụ giao hàng thông thường mà bỏ qua dịch vụ giao hàng hỏa tốc. Bởi lẽ, với yêu cầu về chất lượng dịch vụ ngày càng tăng, khách hàng giờ đây mong muốn hàng hóa được giao nhanh nhất có thể và họ không ngại bỏ thêm chi phí để hàng hóa được vận chuyển nhanh chóng.
Ví dụ, nếu khách hàng đang có nhu cầu sử dụng hàng hóa gấp nhưng cửa hàng không cung cấp dịch vụ giao ngay, rất có thể khách hàng sẽ tìm mua sản phẩm từ đối thủ có cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh này. Vì vậy, nếu chất lượng và giá cả sản phẩm từ doanh nghiệp và đối thủ là tương đồng, có thể giao hàng nhanh sẽ trở thành lợi thế cạnh tranh đáng kể của bạn.
Không chuẩn bị cho mùa cao điểm
Vào mùa cao điểm, dịp lễ và các ngày giảm giá đặc biệt, số lượng đơn hàng của doanh nghiệp sẽ tăng đáng kể. Điều này có thể ảnh hưởng đến tốc độ chuẩn bị, đóng gói và hoàn thành đơn hàng. Nếu không có một quy trình tối ưu về vận hành và lưu trữ, doanh nghiệp rất có thể sẽ gặp phải tình trạng quá tải. Chưa kể, vào mùa cao điểm, các đơn vị vận chuyển cũng thường quá tải và giá vận chuyển sẽ tăng cao. Vì vậy, doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị đầy đủ cả về nhân lực để hoàn thành đơn hàng, cả các phương án dự phòng về đơn vị vận chuyển.
Không kiểm soát được đối tác vận chuyển hàng hóa
Với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chi phí để xây dựng một đội xe nội bộ là khá lớn, vì vậy, họ thường sử dụng đội xe thuê ngoài và các đơn vị vận chuyển. Đây là một chiến lược hiệu quả về mặt chi phí và vận hành. Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp giao hoàn toàn một quy trình bán hàng cho đơn vị khác và không có quyền điều khiển toàn bộ quy trình này. Nếu quá trình giao hàng phát sinh lỗi của đơn vị vận chuyển, hàng hóa đến tay khách hàng có thể bị hư hỏng, ảnh hưởng tới đánh giá của khách hàng về doanh nghiệp. Đương nhiên, nếu những lỗi này được chứng minh là do đơn vị vận chuyển, doanh nghiệp và khách hàng sẽ có thể giảm thiểu tổn thất. Nhưng quá trình chứng minh và đổi trả hàng hóa (đặc biệt là với các đơn vận chuyển hàng hóa quốc tế) khá mất thời gian và có thể mang lại trải nghiệm không tốt cho cả người bán và người mua. Ngoài ra, một sai lầm khác bạn có thể mắc phải khi không kiểm soát được chi phí của đơn vị vận chuyển chính là thời gian giao hàng trễ. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới dịch vụ khách hàng của doanh nghiệp, thậm chí khách hàng có thể hủy đơn và không nhận hàng chỉ vì sự chậm trễ trong tiến độ.
Vì vậy, hãy lựa chọn các nhà vận tải hay đơn vị vận chuyển uy tín và cung cấp tính năng tracking các bước giao hàng. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể theo sát và biết được đơn hàng của mình đang ở đâu, được xử lý như thế nào. Đặc biệt, sự lựa chọn tối ưu chính là đơn vị vận chuyển cung cấp cả thông tin theo dõi đơn hàng (tracking) đến cả khách hàng.
Tuy nhiên, ngay cả khi chọn được đơn vị vận chuyển uy tín, bạn vẫn nên có phương án dự phòng hoặc các đơn vị vận chuyển phụ. Việc phụ thuộc vào một nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa mang lại nhiều rủi ro, đặc biệt là trong tình hình dịch bệnh khiến nhiều kho hàng lớn của các đơn vị vận chuyển hàng hóa nội địa bị phong tỏa. Nếu không may đó là đơn vị vận chuyển của doanh nghiệp, việc tắc nghẽn trong quá trình vận chuyển hàng hóa đến doanh nghiệp hay đến khách hàng là việc hoàn toàn có thể xảy ra. Vì vậy, hãy luôn chuẩn bị các phương án về đơn vị vận chuyển để đảm bảo hàng hóa được giao nhận nhanh nhất.
Sai lầm của doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa
Không phân biệt rõ khu vực lấy hàng và khu vực lưu trữ hàng hóa
Các doanh nghiệp vận tải thường không phân khu vực nhặt hàng để giao và khu vực kho chính thành 2 khu riêng biệt do hạn chế về diện tích kho. Tuy nhiên, chính sự “tiết kiệm” này lại gây ra một sự lãng phí khác bởi hàng hóa nhập kho sẽ chiếm chỗ của hàng hóa xuất kho. Đặc biệt, nếu hai khu vực này không được phân chia rõ, việc nhầm lẫn hàng hóa rất dễ xảy ra và khiến việc tìm hàng xuất kho trở nên khó khăn hơn.
Không cải tiến về công nghệ trong vận chuyển hàng hóa
Chuyển đổi số đã giúp cho ngành logistics được tối ưu hóa hơn rất nhiều. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp tại Việt Nam vẫn coi logistics là một ngành truyền thống và chưa áp dụng nhiều công nghệ vào hoạt động logistics của mình. Vì vậy, hoạt động logistics và vận chuyển hàng hóa nội địa và cả quốc tế ở Việt Nam vẫn chưa được tối ưu so với quốc tế. Điều này được minh chứng cụ thể qua chi phí logistics của Việt Nam với các quốc gia phát triển hay so với chỉ số trung bình của thế giới. Trong khi đó, công nghệ có thể hỗ trợ doanh nghiệp vận chuyển trên mọi phương diện trong chuỗi cung ứng: từ quản lý kho bãi, quản lý hàng hóa, tối ưu tuyến đường, theo dõi đơn hàng tới lập báo cáo tự động.
Trên thế giới, các hãng vận tải lớn như UPS hay FedEx đã nghiên cứu công nghệ và phát triển các nền tảng tối ưu logistics độc quyền từ rất sớm. Mỗi năm, họ bỏ ra hàng tỷ đô để tiếp tục cập nhật và cải tiến các tính năng này. Nhờ đó, các công ty này vẫn luôn giữ vị thế phát triển của mình trên thị trường và tối ưu hóa quy trình cũng như chi phí. Tất nhiên, rất khó để các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hay các doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa liên tỉnh đầu tư một khoản tiền khổng lồ như vậy vào xây dựng một công nghệ riêng. Hiểu được điều đó, trên thị trường đã xuất hiện nhiều phần mềm giải pháp dành riêng cho việc giao vận, đảm bảo giải quyết hầu hết các bài toán trong chuỗi cung ứng chỉ trên một nền tảng. Trong đó, CETA là phần mềm tối ưu logistics phù hợp nhất với thị trường Việt Nam, đã được tin dùng bởi 50+ doanh nghiệp ở nhiều ngành nghề trên toàn quốc.
Không xác nhận thông tin người nhận
Và sai lầm cuối cùng của các doanh nghiệp giao vận chính là không xác nhận thông tin người nhận trước khi giao hàng. Điều này gây ra sự lãng phí thời gian và nguồn lực đáng kể do đơn vị vận chuyển phải liên tục giao lại kiện hàng và hoàn trả hàng về cho người bán. Đồng thời, người bán cũng phải chịu thêm khoản chi phí hoàn hàng, bên cạnh thời gian và nguồn lực mà đơn vị vận chuyển phải bỏ ra để giao và trả hàng.
Vì vậy, bài học xương máu cho các doanh nghiệp là cần kiểm tra lại địa chỉ trước khi giao hàng.
Giải pháp tối ưu hoạt động vận chuyển hàng hóa – CETA
Để hạn chế mắc phải những sai lầm trên, doanh nghiệp cần bắt tay vào chuyển đổi số và tự động hóa quy trình của mình. Vì vậy, doanh nghiệp cần sử dụng một nền tảng tối ưu toàn diện để giải quyết bài toán này. CETA tự hào là nền tảng tối ưu logistics hàng đầu tại Việt Nam, sử dụng công nghệ tối ưu nhất để quản lý các hoạt động một cách hiệu quả. Với CETA, doanh nghiệp có thể dễ dàng quản lý hàng hóa, hoạch định tuyến đường, lựa chọn đối tác vận tải phù hợp, theo dõi hành trình và nhận báo cáo giao hàng chỉ trên 1 nền tảng. Không chỉ vậy, CETA có thể được tinh chỉnh theo nhu cầu để phù hợp với các doanh nghiệp ở mọi ngành nghề. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí logistics và nâng cao hiệu suất hoạt động của đội xe.